-
-
-
Tổng cộng:
-
Mẹo để không bị chính chiếc điện thoại bạn đang dùng gây xao lãng
Từ khi nào, việc mở điện thoại lên với vô số ứng dụng khác nhau bên trong đã khiến người dùng trở nên giống như người đang bước vào siêu thị. Chúng ta dễ mất thời gian với những thứ không có ý định tương tác ngay từ đầu nhưng rốt cuộc vẫn bị cuốn vô với những nội dung vô bổ một hồi lâu.
Điều này khiến chúng ta bị mất thời gian vào những thứ không đáng xem tại thời điểm đó, tệ hơn là quên luôn việc quan trọng hơn mà định thực hiện trên điện thoại lúc đầu.
Vấn đề
Đã bao lần bạn quên trả lời một tin nhắn quan trọng, bạn đã đọc mà cho nó chìm vào quên lãng luôn sau khi bị một đống ứng dụng và thông báo dẫn đi xa? Bạn đã từng định mở điện thoại chuyển tiền gấp cho ai đó nhưng sau một tiếng nhận ra mình bị “dính” vào một video ngắn Reels trên Facebook, insta và Tiktok chưa? Đang lái xe và nghĩ rằng về nhà sẽ nhắn ngay cho nhân viên về việc quan trọng nào đó, nhưng về nhà đã bị cuốn vào một cuộc tranh cãi trên mạng xã hội?
Lí do là bởi, thói quen sử dụng smartphone cá nhân của chúng ta đã phức tạp hơn với nhiều ứng dụng trong điện thoại hơn nữa. Cũng vì điện thoại ngày một đa chức năng hơn và những chức năng đó lại đáp ứng nhiều mối quan tâm của chúng ta hơn.
Các ứng dụng quản lý công việc quan trọng (gmail, asana,…, các app nhắn tin liên lạc (đa phần ai cũng giao tiếp qua 2 app trở lên - messenger, zalo, telegram, insta mess,…). Nhu cầu giải trí, mạng xã hội, ứng dụng mua sắm, theo dõi sức khoẻ, vài app ngân hàng,… Những nhu cầu như vậy trên điện thoại đòi hỏi thời gian sử dụng tầm khoảng 5-8 tiếng/ ngày.
Đôi khi do không kiên định với mục tiêu ban đầu định làm. Hay sử dụng smartphone chưa khoa học và bạn nghĩ mình vẫn đang làm chủ được nó, nên đôi khi chúng ta bị chính những thứ đang có trong điện thoại dẫn đưa vào những nơi rất xa mà mình không định vào. Vậy nên, chúng ta cần sử dụng điện thoại thông minh hơn, quản lý các tác vụ của bản thân mình thật tốt để không bị cuốn vào những thứ không có ích mà sai thời điểm.
Giải pháp
Kỷ luật
Đôi khi chương trình cài đặt thời gian hay quản lý con trẻ trên điện thoại có những đặc điểm mà người lớn chúng ta cũng cần tham khảo. Dành bao nhiêu thời gian trong ngày để thao tác với ứng dụng nào đó, mỗi ngày cho phép bản thân sử dụng các app mãng xã hội trong bao lâu,… Đầu tiên, xác định lượng thời gian và đặt ra cho bản thân hạn mức như vậy là bước đầu giúp bạn tránh bị sao lãng khi dùng điện thoại.
Tiếp theo, mỗi khi cầm điện thoại lên và mở khoá màn hình. Hãy tự hỏi những câu hỏi sau:
- Mục đích mình cầm điện thoại lên ban đầu là gì?
- Bạn mất bao lâu để đến mục mình muốn tới lúc ban đầu?
- Bạn sẽ giải quyết việc này trong bao lâu trên điện thoại?
Hãy tự nhắc bản thân rằng hoàn thành đúng cái mình muốn làm ngay từ đầu. Chẳng hạn như: check hết loạt tin nhắn trong 1 phút, chuyển khoản trong 30s thôi rồi còn làm việc khác,…) để tránh đi lòng vòng trong hơn 30 phút vẫn chưa xong chuyện cần làm.
- Tắt ứng dụng gây nhiễu bạn đang dùng cuối cùng trước khi tắt máy nếu nó ko quan trọng (video tiktok đang xem dở, đoạn chat vu vơ, đề tài đang tranh cãi trên MXH,…)
- 90% bạn sẽ bị dính vào ứng dụng đang chạy gần nhất khi bạn mở điện thoại lên lại. Vậy nên nhớ thoát ra màn hình chính, màn hình ứng dụng trước khi tắt máy. Để điện thoại ở trạng thái không mở app gì cho lần dùng tiếp theo.
Ngoài ra, trên một số loại điện thoại có tuỳ chỉnh về thông báo Notification. Cài đặt giờ hiện thông báo,… như iPhone để bạn thiết lập cụ thể những thông tin từ app nào mà mình muốn đón nhận trong khoảng thời gian cụ thể nào đó.
Ví dụ, đừng để mọi thông báo tràn ngập trên màn hình khoá. Đó cũng là thứ đập vào mắt bạn đầu tiên khi cầm điện thoại lên. Bạn đang có việc cần làm trong đầu, nhưng khi một loạt thông báo cũng có thông tin kém quan trọng hơn ập đến, bạn lập tức sẽ có xu hướng đọc xem ai vừa nhắn tin cho mình. Bạn sợ sẽ bỏ lỡ những thông báo đã xảy ra trong lúc không cầm điện thoại hơn là tập trung vào việc đang cần làm trên điện thoại. Rồi bạn lại rối tung lên.
Thay vì vậy, hãy để thông báo không hiện ở màn hình khoá nữa. Cứ làm xong việc cần làm, rồi vuốt xuống check sau
Bạn có thể cài giờ cho từng ứng dụng nhất định. Ví dụ, bạn đang đợi tin nhắn lương về trên 1 app ngân hàng nào đó. Bạn đã biết ngày giờ cố định mà công ty sẽ chuyển lương hằng tháng? Thay vì nghĩ về việc đó và liên tục vào app ngân hàng để check liên tục trong tầm đó thời gian (Vì app ngân hàng hay hiện thông báo lung tung lắm). Hãy cứ chọn cho app ngân hàng bạn nhận lương một khung giờ thông báo nhất định. Đúng giờ đúng ngày vào check, hay không có thông báo từ nó thì hãy xử lý tiếp.
Một số app bạn biết rằng chỉ nên sử dụng sau 7h tối như app giải trí, thì cho nó hiện thông báo sau 7h. Những app nào cần cập nhật thông tin liên tục vào buổi sáng thì hẹn chỉ hẹn khung giờ sáng, đặc biệt là app công việc nếu bạn không muốn nhận việc vào ban đêm.
Vừa rồi là những mẹo giúp bạn không bị sao nhãng khi sử dụng chiếc điện thoại của chính mình. Chúc bạn sử dụng điện thoại hiệu quả, có thêm mẹo nào hay thì bình luận thêm ở phía dưới chia sẻ cho mọi người thêm nhé.
Nguồn: Tinhte.vn