-
-
-
Tổng cộng:
-
Công nghệ Ray Tracing là gì? Cách hoạt động như thế nào? Mang lại lợi ích và trải nghiệm gì cho game thủ?
Ray Tracing có thể là một thuật ngữ khá xa lạ với nhiều người dùng nhưng đây là một trong những công nghệ mang tới trải nghiệm tốt hơn cho những game thủ. Vậy Ray Tracing là gì? Có ưu nhược điểm gì? Cùng mình tìm hiểu ngay công nghệ này có trên các dòng điện thoại thông minh, kể cả trên iPhone ngay nhé!
1. Ray Tracing là gì?
Ray Tracing hay có tên gọi khác là Dò Tia được định nghĩa là kỹ thuật, công nghệ tạo ra hình ảnh thông qua phương thức dò đường đi của ánh sáng qua các điểm ảnh trên mặt phẳng, từ đó mô phỏng các hiệu ứng tương tác với môi trường, vật thể ảo xung quanh. Có thể hiểu đơn giản là Ray Tracing sẽ tiến hành theo dõi các dòng ánh sáng được phản chiếu lại bởi các đối tượng có trong môi trường để có thể tương tác lại với chúng và điều đặc biệt là kỹ thuật này áp dụng với nhiều nguồn ánh sáng khác nhau.
Nguồn: Digital Trends
Với việc áp dụng kỹ thuật này sẽ giúp mọi nguồn sáng có trong game sẽ được nhận biết thông qua card đồ họa và từ đó tạo ra các hiệu ứng phức tạp khác nhau lên các vật thể xunh quanh. Từ đó xử lý hiệu ứng hình ảnh tốt hơn, đẹp mắt hơn và mang tới một công nghệ tự động tới cho người dùng và game thủ.
Nguồn: Studytonight
2. Cách thức hoạt động của Ray Tracing
Nguyên lý hoạt động của Ray Tracing là thực hiện theo dõi các tia sáng, nguồn sáng của các môi trường, cảnh và sự giao nhau giữa các tia khi phản chiếu lại với các vật thể từ đó thực hiện tạo bóng và phản xạ, cuối cùng là quay trở lại nguồn sáng. Nguyên lý hoạt động này ngược lại hoàn toàn trong thế giới thực. Với việc dò từ mắt của người dùng đến màn hình ảo qua một điểm ảnh nhất định, từ đó tính toán ra màu sắc chuẩn trên điểm ảnh tương ứng và tạo nên sự bắt mắt khi chơi game.
Nguồn: Manual dos Games
3. Điểm nổi bật của Ray Tracing
3.1. Phản chiếu (Ray Traced - Reflection)
Ray Traced - Reflection là điểm nổi bật đầu tiên mà Ray Tracing mang tới cho game thủ. Ray Traced - Reflection sử dụng các nhân RT để theo dõi sự phản chiếu của các tia từ nguồn sáng lên các bề mặt của vật liệu. Qua đó các nhân CUDA sẽ tạo ra hình ảnh phản chiếu trên các bề mặt vật liệu, môi trường khớp với môi trường bên ngoài theo thời gian thực. Việc này mang tới sự chân thực hơn so với hình ảnh 2D thông thường.
Nguồn: Wikipedia
3.2. Đổ bóng (Ray Traced Shadows)
Khác với Phản chiếu, Ray Traced Shadows sẽ sử dụng các nhân RT Cores để có thể dò tất cả các nguồn sáng có trong trò chơi ở thời gian thực nhằm xác định sự che khuất của các vật thể so với nguồn sáng ban đầu, từ đó tạo hiệu ứng đổ bóng của vật thể. Từ đó mang tới sự chân thực, tự nhiên và tương tác tốt nhất với cảnh vật, môi trường xung quanh có trong màn chơi.
Nguồn: Unity - Manual
3.3. Chiếu sáng tổng thể (Ray Traced Dlobal Illumination)
Với việc tính toán, theo dõi và phân tích khả năng phản xạ lại ánh sáng của các bề mặt vật thể ra môi trường xung quanh màn chơi, từ đó tạo nên sự phức tạp của môi trường xung quanh màn chơi. Điều này đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp dựng hình truyền thống. Ray Traced Dlobal Illumination cần lượng phần cứng cao để có thể xử lý được lượng lớn tia và tạo nên một môi trường phức tạp, chân thực nhất trong màn chơi.
Nguồn: NVIDIA Developer
3.4. Đổ bóng môi trường (Ray Traced Ambient Occlusion)
Ray Traced Amnient Occlusion sử dụng thuật toán dựng hình để tính toán, phân tích khả năng phơi sáng của các vật thể khác nhau, từ đó tạo nên hiệu ứng đổ bóng môi trường tự nhiên và chân thực nhất. Hiệu ứng này được tạo thành nhờ vào nhân RT Cores, mang tới cảm giác chân thực nhất nhờ vào sự nổi khối của vật liệu, sự đổ bóng tự nhiên,...
Nguồn: Unreal Engine Forums
3.5. Phát xạ ánh sáng (Ray Traced Emissive Lighting)
Cuối cùng, Ray Traced Emissive Lighting sẽ tạo nên những tác động khác nhau của ánh sáng lên môi trường cùng cường độ khác nhau nhờ vào sự giả lập các luồng sáng nhỏ. Nguồn sáng này sẽ tương tác với môi trường xung quanh màn chơi và tạo nên sự chân thực, không gượng ép, tính sóng động cao so với phương pháp dựng phim truyền thống.
Nguồn: Unreal Engine Forums
4. Ray Tracing mang lại gì cho game thủ?
Với các đặc điểm nổi bật và nguyên lý hoạt động ở trên, Ray Tracing sẽ mang tới cho người dùng sự mô phỏng chân thực nhất qua các màn chơi, hiệu ứng tương tác tự nhiên nhất nhờ vào sự phân tích, theo dõi các nguồn sáng một cách tỉ mĩ và tạo nên môi trường phức tạp nhất. Những điểm nổi trội mà Ray Tracing mang tới cho game thủ có thể kể tới như:
- Sử dụng hiệu ứng phản chiếu 3D chân thực nhất.
- Mang tới sự sống động, chân thực nhất nhờ vào độ chi tiết, phức tạp của môi trường màn chơi so với phương pháp cũ.
- Tiết kiệm chi phí sản xuất, tài nguyên gmae nhờ vào sự tự động hóa của phần mềm cũng như phần cứng.
- Giảm giá thành của tựa game.
- Tạo nên các bản Mod với màu sắc chân thực, chuyên nghiệp hơn.
Nguồn: Nfortec
5. Ray Tracing trên iPhone 15 là gì?
Ray Tracing trên iPhone 15 Series cũng là công nghệ tạo nên những hình ảnh, môi trường sống động, phức tạp trên các màn chơi nhờ vào việc theo dõi các tia sáng thông qua các điểm ảnh trên màn hình. Với việc được trang bị còn chip mạnh mẽ Apple A17 Pro cao cấp nhất của Apple thì công nghệ này sẽ được phô diễn hết sức mạnh trên iPhone 15 Pro, iPhone 15 Pro Max.
Nguồn: iMore
6. Nguyên tắc hoạt động của Ray Tracing trên iPhone 15
Với nguyên lý hoạt động tương tự, Ray Tracing trên iPhone 15 Series còn được hỗ trợ mạnh mẽ hơn nhờ vào màn hình OLED cùng còn chip Apple A17 Pro mạnh mẽ nhất của Apple. Nhờ vào con chip mạnh mẽ này thì khả năng tạo hiệu ứng độ bóng dạng lưới cực kỳ tối ưu và hiệu quả nhất. Các hiệu ứng khác như phản chiếu, đồ bóng nhờ vào công nghệ Ray Tracing cũng tạo nên sự tự nhiên và phức tạp. Tính năng nâng cao FX kim loại cũng giúp cải hiện đồ họa có trên iPhone 15 và tiết kiệm tài nguyên pin.
Nguồn: Softonic
7. Ray Tracing trên iPhone 15 khác gì so với điện thoại khác?
Ray Tracing trên các smartphone khác nói chung và iPhone 15 nói riêng đều chỉ sử dụng nhân RT mà không có bộ lõi phần cứng hỗ trợ. Nhưng trên iPhone 15 sẽ được hỗ trợ Ray Tracing nhờ vào con chip độc quyền Apple A17 Pro cực kỳ mạnh mẽ so với các con chip khác chỉ xuất hiện ở các dòng điện thoại cao cấp.
Nguồn: VideoCardz.com
8. Ray Tracing trên iPhone 15 khác gì với laptop?
Trên laptop sẽ sử dụng cả bộ lõi phần cứng chuyên dụng xử lý cũng như nhân RT trong khi trên iPhone 15 sẽ chỉ sử dụng nhân RT để có thể tiết kiệm tài nguyên pin và hiệu xuất. Từ đó có thể đảm bảo tuổi thọ pin trên iPhone 15 nhưng chỉ giảm một chút hiệu suất và khả năng hiển thị hình ảnh của Ray Tracing so với laptop.
Nguồn: Giff gaff
9. Các tựa game hỗ trợ Ray Tracing trên iPhone 15
Các tựa game được hỗ trợ Ray Tracing trên iPhone 15 có thể kể tới như:
- Assassin's Creed Mirage (2024)
- Death Stranding (Quý 4/2023)
- Resident Evil 4 Remake (Quý 4/2023)
- Resident Evil Village (Quý 4/2023)
Nguồn: Reddit
Vậy là mình đã chia sẻ xong cho bạn những thông tin liên quan tới Ray Tracing rồi! Hi vọng rằng những thông tin trên sẽ mang tới sự hữu ích với bạn. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo nhé!
Nếu các bạn đang cần một chiếc điện thoại có thể hỗ trợ tốt Ray Tracing để chơi các tựa game đồ họa cao thì thì hãy tham khảo ngay iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max đã được bán chính hãng tại Dr. Fone nhé! Tới ngay Dr. Fone để sở hữu ngay siêu phẩm này cùng với những ƯU ĐÃI hấp dẫn nhé!